Nguồn đèn LED âm trần là bộ phận quan trọng để đèn có thể hoạt động được. Vậy chức năng của nguồn đèn LED âm trần là gì? Có các loại nguồn Driver nào? Cùng TLC LIGHTING tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
1. Cấu tạo nguồn đèn LED âm trần
Đèn LED âm trần có bộ nguồn đèn LED hay còn gọi là LED Driver có cấu tạo khá phức tạp để đảm bảo đèn hoạt động ổn định, không chập cháy. Thông thường nguồn đèn LED âm trần có cấu tạo như sau:
- Diode chỉnh lưu biến đổi nguồn điện đầu vào là xoay chiều AC thành điện áp 1 chiều DC.
- Biến áp hạ điện áp từ 220V dân dụng xuống điện áp thấp hơn phù hợp với mỗi dòng đèn LED.
- IC và MOSFET tạo ra xung động 1 chiều cấp cho biến áp hoạt động. Đây là hai bộ phận quan trọng nhất của Led Driver.
- Lọc nhiễu có nhiệm vụ xung 1 chiều sau khi thoát khỏi MOSFET. Không bị nhiễu kim do hoạt động đóng ngắt của MOSFET.
- Lọc nguồn giúp bảo vệ phản hồi dòng của bộ nguồn.
- Cầu chì ngắt mạch và đảm bảo an toàn khi có nguy hiểm xảy ra.
- Tụ chống sét trong trường hợp đèn sử dụng ngoài trời
- Tụ cao áp và lọc áp

2. Nguyên lý hoạt động của Driver đèn LED âm trần
Bộ nguồn đèn LED âm trần có kích thước khá nhỏ gọn. Tuy nhiên nguyên lý hoạt động bên trong lại khá phức tạp. Dòng điện AC 220V đi vào đầu của LED Driver sau đó đi qua bộ Diode chỉnh lưu thành điện áp 310V DC. Dòng điện tiếp tục tới biến áp xung, biến áp sẽ được nối với IC điều chỉnh xung. Cuối cùng dòng điện đi qua Diode chỉnh lưu khác với đầu ra là 12V DC hoặc 24V DC. Đủ để vận hành phát sáng bóng đèn.
Xem thêm: Đèn LED downlight là gì? Mua đèn downlight loại nào tốt
3. Chức năng của nguồn đèn LED âm trần
LED Driver đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành của đèn LED âm trần. Bộ nguồn vừa là đầu cấp điện vừa là bộ chuyển đổi dòng điện tương thích đủ để vận hành đèn LED phát sáng. Cụ thể chức năng của nguồn đèn LED âm trần là chuyển dòng điện 220V xoay chiều thành dòng điện một chiều.
Thông thường các dòng đèn LED âm trần chỉ sử dụng điện áp khoảng 24V, trong khi điện áp dân dụng từ mạng lưới điện lại là 220V – 250V. Nếu không có bộ nguồn chuyển đổi dòng điện, khi dòng điện 220V chạy qua các chip LED sẽ làm nổ chip LED, nổ bóng đèn. Vì vậy cần phải có bộ nguồn đèn để chuyển đổi dòng điện sao cho phù hợp với công suất của đèn giúp đèn phát sáng ổn định.
4. Các loại nguồn đèn LED âm trần
Như trình bày ở trên có thể thấy nguồn đèn LED âm trần có vai trò rất quan trọng trong việc vận hành của bóng đèn, quyết định việc bóng đèn có sáng được hay không. Trên thị trường hiện nay cũng có khá nhiều loại LED Driver được sử dụng phổ biến, bộ nguồn có thể lắp đặt bên trong hoặc lắp rời bên ngoài đèn.
4.1. Driver nguồn không cách ly hay sử dụng điện trở hạ áp
Bộ nguồn không cách ly thường được dùng cho các loại đèn LED âm trần giá rẻ. Bộ nguồn này không có phần lọc điện áp mà sử dụng dụng điện trở để hạ áp từ dòng điện 220V xuống mức điện áp tương thích của đèn LED âm trần. Ưu điểm của bộ nguồn không cách ly này là giá thành rẻ. Tuy nhiên tuổi thọ của loại nguồn này cực kỳ ngắn. Chỉ sau một thời gian sử dụng, ánh sáng của đèn LED sẽ tối dần đi, không đáp ứng được khả năng chiếu sáng.

4.2. Driver Dimmable
Nguồn đèn LED Dimmable là dòng nguồn cao cấp được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm đèn LED âm trần hiện nay. Bộ nguồn Dimmable có thể thay đổi độ sáng theo ý muốn bằng cách sử dụng chiết áp. Đèn LED âm trần có thể dễ dàng thay đổi từ ánh sáng vàng sang ánh sáng trắng bằng cách xoay nút chiết áp. Vì là bộ nguồn cao cấp nên sản phẩm cũng có giá thành cao hơn từ 4 – 5 lần so với các loại nguồn thông dụng trên. Tuy nhiên tuổi thọ của bộ nguồn này lại cực kỳ cao có thể sử dụng lên đến 10 năm.

4.3. Driver có cách ly hay nguồn dòng
LED Driver có cách ly sẽ sử dụng IC và biến thế để chuyển đổi dòng điện dân dụng thành dòng điện phù hợp với công suất của chip LED. Loại Driver có cách ly có tuổi thọ bền hơn loại không cách ly phía trên. Đáp ứng được tiêu chí điều chỉnh dòng điện cố định kể cả khi điện áp đầu vào thay đổi.
Nhìn chung để chọn được nguồn đèn LED âm trần tốt bạn nên chọn các loại nguồn cao cấp để đảm bảo đèn LED sáng rõ, lâu dài, không chập cháy. Trên đây là thông tin chi tiết về chức năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động và các loại nguồn đèn âm trần phổ biến để bạn tham khảo. Chúc bạn tìm kiếm được các sản phẩm đèn LED âm trần chất lượng cao, tuổi thọ bền bỉ.