Hiện nay, tại các công trình như bệnh viện, khách sạn, trung tâm thương mại, hay các chung cư cao tầng chúng ta đều dễ dàng nhìn thấy đèn Exit thoát hiểm. Bình thường, rất ít người quan tâm đến những chiếc đèn báo hiệu này, tuy nhiên khi ở trong các sự cố cụ thể thì đèn Exit thoát hiểm lại có vai trò quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu loại đèn này thông qua bài viết.
Nội dung chính
Đèn Exit thoát hiểm là gì?
Đèn Exit thoát hiểm thường được biết đến với tên gọi khác là đèn chỉ dẫn thoát hiểm khẩn cấp. Đây là một loại đèn chỉ dẫn vô cùng quan trọng và được lắp nhiều tại bệnh viện, khách sạn, hay các chung cư cao tầng. Thông thường, đèn exit sẽ được đặt tại những vị trí quan trọng trong các tình huống cấp bách để chỉ dẫn lối thoát hiểm, khu vực an toàn trong các trường hợp sự cố hỏa hoạn, thiên tai xảy ra.
Đáng chú ý, đèn chỉ dẫn thoát hiểm có khả năng lưu điện dự phòng từ 1,5 – 3 giờ để giúp cho việc duy trì ánh sáng trong mọi lúc kể cả khi không có điện năng cung cấp. Hiện nay, trên thị trường có hai loại đèn Exit thông dụng được nhiều người dùng nhất là loại đèn Exit 1 mặt và 2 mặt.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động đèn exit
Cấu tạo đèn Exit thoát hiểm
Đèn Exit thoát hiểm là một dòng sản phẩm đèn có cấu tạo khá đơn giản bao gồm tất cả 4 bộ phận chính.
Mặt đèn có chữ hiển thị: đây là bộ phận thị ánh sáng và tín hiệu của đèn. Do đèn có nhiệm vụ để chỉ dẫn lối thoát hiểm nên phần mặt đèn được thiết kế có màu nổi bật và dễ dàng cho mọi người nhận biết. Theo quy chuẩn chung, phần mặt đèn của đèn Exit sẽ có màu xanh lá cây với chữ và hướng thông báo lối thoát có màu trắng.
Nguồn cung cấp điện: phần nguồn cung cấp điện cho đèn chỉ dẫn thoát hiểm là vô cùng quan trọng trong cấu tạo của đèn. Thường bộ phận này cần đạt độ chuẩn để cho ra ánh sáng liên tục để đèn lúc nào cũng được duy trì hoạt động 24/7.
Pin sạc: khác với nhiều dòng sản phẩm đèn khác, đèn Exit thoát hiểm trong cấu tạo có sử dụng pin tích điện. Trong điều kiện bình thường, đèn sử dụng nguồn điện từ tòa nhà để sạc pin và chiếu sáng, khi xảy ra sự cố mất điện, đèn sẽ sử dụng nguồn điện dự phòng từ pin sạc để phát sáng chỉ dẫn thoát hiểm.
Bóng đèn LED: với việc đòi hỏi đèn thoát hiểm cần được chiếu sáng liên tục, tiết kiệm điện năng, ánh sáng rộng và trải dài nên đèn LED là một lựa chọn tối ưu.
Nguyên lý hoạt động đèn Exit
Trong điều kiện thông thường (không mất điện, không có sự cố), nguồn điện 220V sẽ cấp cho mạch hoạt động trực tiếp để đèn phát sáng, cùng lúc đó nguồn điện cung cấp luôn cho mạch nạp để nạp pin sử dụng trong trường hợp khẩn cấp không có điện. Pin của các loại đèn LED Exit trên thị trường hiện nay có khả năng hoạt động liên tục từ 2 đến 3 tiếng.
Trong trường hợp khẩn cấp (mất điện, sự cố cháy nổ, động đất), nguồn điện không cung cấp cho mạch hoạt động trực tiếp, mạch nạp sẽ nhận biết được và tự động kích hoạt cho nguồn của pin đi xuống mạch kín và cung cấp điện cho đèn luôn sáng.
Phân loại các loại đèn exit
Đèn Exit thoát hiểm không chỉ hướng
Loại đèn này thường được lựa chọn để gắn trực tiếp vào tường, hoặc cửa ở các lối thoát hiểm trong công trình không có đường phụ hay lối rẽ. Do chỉ có một duy nhất một lối thoát hiểm duy nhất nên loại đèn Exit này sẽ không có mũi tên chỉ hướng.
Trong trường hợp khẩn cấp, mọi người chỉ cần đi đến vị trí đang có gắn đèn Exit thoát hiểm là sẽ thoát được ra bên ngoài. Đối với loại đèn thoát hiểm không có mũi tên và 2 mặt thường sẽ được dùng để treo trên nhà, vị trí gần điểm thoát hiểm của các công trình.
Đèn Exit thoát hiểm có chỉ hướng
Loại đèn Exit thoát hiểm này có sự khác biệt so với loại đèn không chỉ hướng là trên thiết kế sẽ có thêm phần hình mũi tên. Thông thường, đèn thoát hiểm có chỉ hướng sẽ được lắp đặt tại những công trình rộng như nhà ga, sân bay, hay trung tâm thương mại khi có nhiều lối đi lại.
Bên cạnh đó, đèn có chỉ hướng cũng có 2 loại phổ thông là 1 và 2 mặt. Ngoài ra, hiện nay các loại đèn Exit đã được áp dụng công nghệ LED chiếu sáng. Do đó, đèn thoát hiểm có chip LED bên trong giúp cho hiệu suất chiếu sáng tốt mà lại tiết kiệm năng lượng tới 90%.
Thông thường. đèn Exit có chỉ hướng sẽ gồm có 4 loại như sau: chỉ hướng bên trái, phải, hướng lên trên và xuống dưới. Các loại đèn thoát hiểm có hướng chỉ lên trên và xuống dưới thường được nhiều chủ công trình lắp đặt tại trong cầu thang thoát hiểm của các nhà cao tầng, chung cư.
Đèn Exit thoát hiểm âm tường
Cũng giống với loại đèn âm trần, đèn thoát hiểm âm tường sẽ được thiết kế lắp đặt trực tiếp vào tường. Thông thường, loại đèn này sẽ được bố trí ở ngay phần trên của cửa thoát hiểm, thay vì là biển báo bằng dạ quang như thời gian ngày trước.
Những tiêu chuẩn đèn exit trong phòng cháy chữa cháy
TCVN 3890: 2009– Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình- Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng quy định:
- Đèn exit phải có nguồn điện dự phòng đảm bảo thời gian hoạt động tối thiểu 2 giờ.
- Đèn exit phải được nhìn thấy rõ các chữ “EXIT” hoặc “LỐI RA” hoặc các chữ khác thích hợp trong khoảng cách tối thiểu là 30 mét trong điều kiện chiếu sáng bình thường (300lux) hoặc khi có sự cố (10lux).
- Đèn exit phải được lắp đặt, bố trí ở vị trí dễ quan sát, chỉ dẫn lối đi, lối rẽ, cầu thang thoát nạn. Vị trí lắp đặt giữa các đèn phải đảm bảo nhìn thấy lối thoát nạn và khoảng cách không lớn hơn 30 mét.
Chiều cao tối thiểu của các loại đèn exit thoát hiểm là 100 mm và không bị giới hạn về chiều cao này. Có 4 kích thước thường dùng của chiều cao đèn exit thoát hiểm là 100; 120; 200 và 250 mm.
Quy định về lắp đặt đèn Exit thoát hiểm
Đèn exit phải được lắp đặt bên trên hoặc bên cạnh các vị trí sau:
- Cửa cung cấp lối ra trực tiếp của mỗi tầng.
- Hành lang, lối đi dẫn ra khu vực được sử dụng như lối thoát hiểm.
- Ban công bên ngoài dẫn đến lối thoát hiểm.
- Cửa ra cầu thang.
- Lối đi của mỗi tầng.
- Lối đi dẫn ra khu vực mở bên ngoài.
- Lối ra thoát ngang.
- Khu vực tầng hầm, nhà để xe.
Vì có cấu tạo đơn giản nên việc lắp đặt cũng đèn exit cũng được nhà sản xuất thiết kế để việc lắp đặt chỉ cần treo dây hoặc gắn móc vào tường một cách dễ dàng, nguồn điện được đấu sẵn nên kỹ thuật viên chỉ cần việc nối dây vào nhau là xong.
Quy định khoảng cách nhìn thấy đèn Exit thoát hiểm
- Đèn exit cao từ 100 đến 150mm thì khoảng cách nhìn thấy tối đa là 16 mét.
- Đèn exit cao từ 150 đến 200mm thì khoảng cách nhìn thấy tối đa là 24 mét.
- Đèn exit cao từ 200 đến 250mm thì khoảng cách nhìn thấy tối đa là 32 mét.
- Đèn exit cao lớn hơn 250mm thì khoảng cách nhìn thấy tối đa là 40 mét.
Thông qua bài viết, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn độc giả về đèn Exit thoát hiểm. Rất hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho người tiêu dùng tham khảo. Đặc biệt, các sản phẩm đèn chỉ dẫn thoát hiểm, đèn Exit của TLC LIGHTING cung cấp đã được cấp chứng nhận kiểm định từ cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Để có thể tìm mua sản phẩm chất lượng và tư vấn lắp đặt đèn thoát hiểm EXIT hiệu quả quý khách vui lòng liên hệ hotline đèn LED TLC 18006192 hoặc truy cập website tlclighting.com.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.